1. Viêm não mô cầu là gì?
- Viêm não mô cầu hay gọi chính xác là viêm màng não do não mô cầu là một trong những bệnh nhiễm trùng có tính nghiêm trọng đối với cả cá nhân và cộng đồng.
- Bệnh viêm não mô cầu do Neisseria meningitidis có xu hướng tấn công những người trẻ tuổi, tiền sử khỏe mạnh và có thể tiến triển trong vài giờ dẫn đến tử vong.
- Tỷ lệ tử vong có thể rất cao nếu nhiễm trùng không được điều trị thích hợp.
- Di chứng lâu dài có thể nặng nề ngay cả khi bệnh nhân được điều trị thành công.
- Độc tố từ vi khuẩn này gây ra những biến chứng nghiêm trọng về tiêm mạch
Đặc tính vi khuẩn Neisseria meningitidis – tác nhân gây bệnh viêm não mô cầu
- N. meningitidis có thể gây nhiễm trùng vùng lưu hành và tạo thành dịch bệnh.
- Một số lượng lớn các cá thể có thể bị nhiễm bệnh trong quần thể trong một khoảng thời gian ngắn.
- N. meningitidis hiện là nguyên nhân thứ hai gây viêm màng não ở Hoa Kỳ sau Haemophilus influenzae.
- các trường hợp nhiễm não mô cầu xảy ra ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, tiến triển của bệnh có thể rất nhanh chóng.
- Các đặc điểm lâm sàng có thể khá nghiêm trọng với sốc, xuất huyết dưới da và niêm mạc, huyết khối mạch tứ chi, mê sảng và hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ.
- Có khoảng 25% người lành mang vi khuẩn não mô cầu ở vùng hầu, họng.
- Não mô cầu khuẩn nhóm A, B và C là nhóm thường gặp tại Việt Nam.
- Bên cạnh đó, não mô cầu khuẩn còn có thêm những nhóm huyết thanh khác như X, Y, W-135.
Thông tin về N. meningitidis:
- Là một loại song cầu khuẩn gram âm có đường kính khoảng 0,7 đến 1 micromet. Các mặt tiếp giáp có phần bị san phẳng.
- Là vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí.
- Não mô cầu tạo ra một chất oxy hóa sẽ oxy hóa thuốc nhuộm không màu tetramethyl-p-phenylenediamine thành màu tím sáng.
- Thử nghiệm oxidase này đã được sử dụng để xác định ban đầu của sinh vật.
- Meningococci có thể được chia nhỏ thành các nhóm huyết thanh dựa trên các polysaccharid hình mũ riêng biệt,
- Tám nhóm huyết thanh thường gây nhiễm trùng nhất ở người (A, B, C, X, Y, Z, W135 và L). Bộ gen của nhiều chủng não mô cầu gây bệnh đã được xác định trình tự.
- Não mô cầu được coi là một sinh vật khó nuôi dưỡng. Việc phân lập thành công khỏi các bệnh phẩm như máu và dịch não tủy (CSF) đòi hỏi sự cẩn thận trong việc xử lý mẫu. Sinh vật rất nhạy cảm với lạnh, pH cao và độ ẩm thấp, do đó, các mẫu vật phải được xử lý nhanh chóng.
Viêm não mô cầu là bệnh nguy hiểm, có nguyên nhân từ virus
Triệu chứng bệnh Viêm màng não do não mô cầu
Khởi phát:
- Bệnh thường khởi phát cấp tính với một số biểu hiện của nhiễm khuẩn như sốt, mệt mỏi, trẻ nhỏ có thể quấy khóc không rõ lý do.
- Những thay đổi về tính tình, sự linh hoạt của bệnh nhân cũng là một trong những triệu chứng sớm và quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
- Hoặc bệnh cũng có thể khởi phát một cách cấp tính với các triệu chứng nặng của một nhiễm khuẩn huyết và nhanh chóng dẫn đến viêm màng não sau vài giờ
Giai đoạn toàn phát: Biểu hiện bệnh rõ với hai hội chứng chính
Hội chứng nhiễm khuẩn cấp tính:
- Người bệnh sốt cao có thể đến 40 độ C,
- Tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc rõ như li bì, mệt mỏi, da xanh tái, lưỡi bẩn,..
- Đôi khi có bệnh cảnh của sốc nhiễm khuẩn hay nhiễm khuẩn huyết
Hội chứng màng não:
- Triệu chứng cơ năng
- Nhức đầu liên tục, 2 bên, nhất là vùng thái dương chẩm, có biểu hiện sợ ánh sang
- Nôn: Nôn tự nhiên và nôn vọt dễ dàng, không liên quan đến ăn uống
- Táo bón ở người lớn, trẻ em có thể gặp ỉa lỏng
- Triệu chứng thực thể: Khám có thể phát hiện được các triệu chứng của kích thích màng não như gáy cứng, Kernig (+), Brudzinski (+), vạch màng não (+), tăng cảm giác đau. Ở giai đoạn muộn hơn có thể phát hiện thấy các triệu chứng của sự kích thích hệ thần kinh như rối loạn tri giác và co giật.
- Triệu chứng theo nguyên nhân: Ban xuất huyết hoại tử hình sao đặc trưng của viêm màng não do não mô cầu: Xảy ra ở khoảng 15 – 25% những người mắc bệnh não mô cầu. Ban đầu là đau ở trên da, sau đó xuất hiện ban đỏ và chấm xuất huyết, tiếp tục phát triển thành các sẩn màu tím không bão hòa, có ranh giới rõ ràng với các đường viền ban đỏ. Các khu vực này tiến triển đến hoại tử với hình thành các nốt ban và mụn nước.
Đường lây truyền của viêm não mô cầu: đường hô hấp
- Cụ thể là vùng hầu họng của người bình thường, vi khuẩn não mô cầu có thể trú ngụ mà không gây ra bất cứ một triệu chứng nào.
- Khi có các yếu tố thuận lợi, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh.
- Cũng giống như các căn nguyên lây truyền qua đường hô hấp khác, vi khuẩn có thể lây qua các giọt bắn của người mang vi khuẩn khi ho, hắt hơi, đặc biệt là ở nơi đông người với khoảng cách đủ gần.
- Tỷ lệ có mang mầm bệnh trong hầu họng cao nhất ở nhóm lứa tuổi thanh thiếu niên, và cao nhất trong thời điểm dịch bệnh ở các khu vực dịch tễ của bệnh.
Nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm viêm não mô cầu
- Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi;
- Người trẻ tuổi, thanh thiếu niên;
- Những nhóm đối tượng thường phải sống trong tập thể đông người như: Quân nhân, sinh viên trong ký túc xá, các khu tập thể đông dân cư,…
- Người qua lại vùng dịch tễ đang lưu hành bệnh;
- Nhân viên phòng xét nghiệm phơi nhiễm với mầm bệnh hằng ngày;
- Người bị suy giảm miễn dịch nói chung như : HIV/AIDS, điều trị hóa chất, ung thư,…
- Người có bệnh lý nền mãn tính: Tiểu đường, huyết áp, …
- Người có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, nghiện rượu bia.
Biện pháp phòng ngừa viêm não mô cầu:
heo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, để phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu ở người lớn và trẻ em cần:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đặc biệt là địa phương có bệnh lưu hành, để người dân hiểu và phát hiện sớm bệnh, tiến hành cách ly bệnh nhân và hợp tác với cán bộ y tế phòng dịch.
- Giữ vệ sinh nơi ở, giữ vệ sinh môi trường; nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
- Địa điểm ổ dịch cũ phải giám sát, phát hiện ngay các trường hợp sốt, viêm hầu họng để theo dõi. Có thể xét nghiệm bệnh nhân cũ và người lân cận nếu có điều kiện, để tìm người lành mang vi khuẩn não mô cầu.
- Bệnh nhân cần được điều trị triệt để tại cơ sở y tế. Người tiếp xúc với bệnh nhân cần được điều trị dự phòng.
- Não mô cầu nhóm A hay gặp ở Việt Nam nhưng chưa có vaccine, do đó nên áp dụng biện pháp giám sát dịch tễ học nghiêm ngặt.
Nếu có biểu hiện mắc bệnh viêm não mô cầu, cần đưa ngay bệnh nhân tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Viêm não mô cầu là một bệnh nguy hiểm, có khả năng năng trở thành bệnh dịch vì nó lây truyền qua đường hô hấp. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế thường khuyên nên tiêm vắc xin, đặc biệt là vắc xin phòng ngừa viêm màng não mô cầu tuýp B,C dành cho trẻ từ 6 tháng trở lên và người lớn dưới 45 tuổi hoặc vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu 4 tuýp A, C, Y, W-135 bắt đầu 9 tháng trở lên và người lớn dưới 55 tuổi.